Hôm nay, bạn lướt Facebook và nhìn thấy một chiếc váy đẹp xuất hiện trên bảng tin của mình kèm dòng chữ “được tài trợ”, bạn lên một website xem các đầu sách mới xuất bản thì liên tục một hai ngày sau, bạn vẫn nhìn thấy quảng cáo của website đó đi theo mình….
Nếu bạn đã trải nghiệm những điều trên thì xin chúc mừng, bạn là “nạn nhân” của một trong các công cụ của Digital Marketing rồi đấy!
Vậy Digital Marketing là gì? Làm thế nào để hiểu đúng và đơn giản nhất về nó?
Theo SAS Software & Business Dictionary, Digital Marketing là chiến lược quảng bá sản phẩm hoặc thương hiệu thông qua một hoặc nhiều hình thức truyền thông điện tử.
Digital marketing, the promotion of products or brands via one or more forms of electronic media.
Hiểu đơn giản, Digital Marketing nhấn mạnh ba yếu tố: sử dụng các phương tiện kỹ thuật số, tiếp cận khách hàng trong môi trường kỹ thuật số, từ đó thúc đẩy bán hàng.
Theo thống kê của Pew Research, số lượng người thường xuyên sử dụng internet tăng hơn 5% mỗi năm. Điều này khiến internet trở thành một miếng bánh béo bở cho các ngành hàng dịch vụ, đặc biệt là ngành vận chuyển giao nhận. Vậy thì tại sao chúng ta lại không sử dụng công cụ này vì:
So với Traditional Marketing, Digital Marketing có thể tiếp cận khách hàng một cách chủ động với chi phí thấp hơn rất nhiều nhưng lại tạo ra những hiệu ứng lan tỏa.
Như ví dụ trên, với chỉ 30.000đ/ngày, bạn đã có thể chủ động tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu của mình thay vì phải tiêu hàng trăm triệu cho quảng cáo ngoài trời.
Với các phương tiện truyền thông truyền thống, bạn có lẽ sẽ phải mất hàng tuần, hàng tháng, thậm chí hơn mới có thể nhận thấy hiệu quả của quảng cáo thì giờ đây, với các công cụ digital marketing, bạn có thể đo lường hiệu quả quảng cáo mỗi ngày, chỉnh sửa nó để phù hợp với đối tượng khách hàng của mình chỉ trong vài phút.
Chẳng hạn như, bạn chạy một chiến dịch quảng cáo trên Facebook để bán đồ nội thất và nhắm đến tệp khách hàng là những người giới tính là Nam và có độ tuổi từ 30-40 tuổi.
Tuy nhiên, sau 1 ngày chạy thử nghiệm thì bạn nhận ra tệp khách hàng này không hứng thú gì lắm đối với sản phẩm của bạn và bạn quyết định sẽ thay đổi đối tượng tiếp cận chuyển sang Nữ, với cùng độ tuổi như trên.
Việc điều chỉnh này có thể diễn ra ngay lập tức trên giao diện quảng cáo Facebook.
Bạn hoàn toàn làm chủ được chiến dịch quảng cáo của mình và chỉnh sửa chiến dịch quảng cáo bất cứ khi nào. Đấy chính là sức mạnh của Digital Marketing!
Thay vì đặt quảng cáo ở những nơi đông người, dễ thấy thì với các công cụ tiếp thị số, bạn có thể đưa quảng cáo đến với khách hàng mục tiêu đã định hình từ trước dựa vào sở thích, độ tuổi, giới tính, loại điện thoại họ dùng, trình duyệt web,...
Nếu bạn ở Việt Nam, muốn tiếp cận với khách hàng ở các nước khác thì điều này hoàn toàn có thể với các công cụ Digital Marketing. Nhờ sự kết nối giữa người dùng với nhau trên các mạng xã hội, các marketers có thể tận dụng cơ hội này để tăng nhận diện và phủ sóng thương hiệu của mình.
Không khó để nhìn thấy việc những người đang ở Việt Nam nhưng vẫn có thể kinh doanh sản phẩm sang các thị trường quốc tế bằng các hình thức như bán áo thun (POD), dropshipping qua các nền tảng như Shopify hay kinh doanh trên Amazon thông qua chương trình Amazon FBA.
Không chỉ những người mới mà rất nhiều cá nhân làm trong ngành vẫn chưa phân biệt được sự khác nhau giữa Digital Marketing và Online Marketing.
Trước hết, bạn cần hiểu Online Marketing là gì.
Online Marketing (hay còn gọi là Marketing Online) là quá trình quảng bá thông tin sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng tiềm năng bằng các thiết bị số trên môi trường internet.
Để bạn dễ hình dung, mình sẽ trình bày sự khác và giống nhau của hai thuật ngữ này trong bảng dưới đây:
Digital Marketing | Marketing Online | |
---|---|---|
Giống nhau | Là quá trình sử dụng các phương tiện kỹ thuật số để xây dựng, quảng bá thông điệp để bán hàng | |
Khác nhau | Là một thuật ngữ bao quát & phạm vi hoạt động rộng hơn | Là một nhánh của Digital Marketing |
Marketing dựa trên các phương tiện kỹ thuật số như:
| Chủ yếu sử dụng Internet để quảng bá sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu đến với khách hàng | |
Có nhiều phương thức quảng bá, tiếp cận khách hàng đa dạng trên mọi phương tiện | Phương thức quảng bá & tiếp cận cũng như phương tiện đều bị giới hạn trên môi trường Internet |
Công việc chính là tạo quảng cáo trên các nền tảng như Facebook, Google, Zalo, Native Ads,...và tập trung tối ưu các yếu tố về mặt kỹ thuật và nội dung như đối tượng khách hàng, các chỉ số hiển thị, chi phí,....giúp quảng cáo trở nên hiệu quả hơn.
Google Ads, Facebook Ads, Zalo Ads,...là những hình thức quảng cáo trên môi trường Digital Marketing nổi bật ở Việt Nam.
Công việc này xoay quanh việc tối ưu thứ hạng của trang web trên các công cụ tìm kiếm bằng việc sử dụng những kiến thức và thủ thuật liên quan đến nghiên cứu từ khóa, tối ưu SEO onpage, offpage,....
Đây là một lĩnh vực vô cùng rộng, đóng vai trò chủ chốt trong hoạt động digital marketing. Suy cho cùng, các chiến dịch tiếp thị đều có chung một mục đích là truyền tải thông điệp đến khách hàng một cách hiệu quả nhất.
Người làm content vì thế cũng phải trang bị cho mình những khiến thức chuyên sâu về các công cụ tiếp thị số để từ đỏ sản xuất ra những nội dung phù hợp với từng kênh.
Trước khi đi vào các kỹ năng cần có, chắc hẳn nhiều bạn đang băn khoăn “Nghề Digital Marketing là làm gì?”, “Làm thế nào để trở thành Digital Marketer?”.
Nghề digital marketing là thực hiện các hành động quảng bá (marketing) bao gồm việc lên kế hoạch, thực hiện và đo lường kết quả trên môi trường số (digital).
Để trở thành một digital marketer, bạn cần có những kỹ năng sau:
Theo một nghiên cứu gần đây của Hubspot, 78% người dùng xem video online mỗi tuần, 55% xem video online mỗi ngày.
Do đó, bạn không cần phải trở thành video producer nhưng nên học cách để tạo ra một video cơ bản với một nội dung đánh vào tâm lý người dùng để tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn.
Theo số liệu của Alexa, Google là website có lượng truy cập lớn nhất trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng.
Người dùng lên Google tìm hiểu tất cả các thông tin mà họ đang quan tâm. Như vậy, làm thế nào để website của bạn xuất hiện trước mắt người dùng khi tìm kiếm sẽ mang đến cơ hội để bạn có được rất nhiều lượng truy cập vào website và từ đó trở thành khách hàng.
Và đấy chính là công việc của SEO (Search Engine Optimization), hay hiểu theo nghĩa tiếng Việt là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
Việc hiểu rõ về tầm quan trọng của SEO và cách ứng dụng của SEO trong Digital Marketing sẽ giúp ích rất nhiều chiến dịch quảng bá sản phẩm của trong môi trường số.
Một số nền tảng digital marketing cho phép bạn trích xuất báo cáo, thu thập data và nghiên cứu hành vi của người dùng trên website của bạn (như Google Analytics).
Quan trọng là bạn phải biết cách sử dụng các thông tin đó để đưa ra giải pháp tốt hơn nhằm đạt được mục tiêu của chiến dịch.
Cho dù làm bất kỳ mảng nào của digital marketing, bạn cũng sẽ phải tiếp cận với thiết kế vì không phải lúc nào designer cũng có thể hỗ trợ bạn thiết kế một tấm ảnh đơn giản cho bài post Facebook, hay bài đăng website,....
Vậy nên, tư duy thiết kế rất quan trọng và có lợi cho sự phát triển sau này của bạn.
Công nghệ luôn thay đổi mỗi ngày, nên nếu làm trong ngành này, bạn cũng phải nhanh chóng thích nghi với những cập nhật và thay đổi để bắt kịp với xu hướng của thế giới.
Lấy thuật toán của Facebook Ads làm ví dụ. Mỗi ngày, Facebook đều liên tục cập nhật để mang đến những trải nghiệm mới và phù hợp với người dùng. Điều này khiến cho Facebook Ads cũng bị thay đổi.
Vì thế, bạn phải cập nhật những sự thay đổi ấy một cách nhanh chóng thì chiến dịch của bạn mới phát huy tối đa hiệu quả.
Bất kỳ marketer nào cũng phải biết cách lên chiến lược Marketing nói chung, Digital Marketing nói riêng. Việc lên chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp tập trung vào những nguồn lực có sẵn và tối ưu hóa chúng một cách hiệu quả để tăng sales và tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
Thông thường, chiến lược Digital Marketing thường được chia thành 2 loại:
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là quá trình tác động đến khả năng hiển thị trực tuyến của một website sau các kết quả có trả phí (paid search) của Google. Thứ hạng trang web của bạn càng cao, lượt traffic ghé thăm website của bạn chắc chắn không nhỏ!
Các bước cơ bản để thực hiện SEO cho website bao gồm:
Theo Content Marketing Institute, tiếp thị nội dung là một chiến lược tiếp cận khách hàng bằng việc tạo ra nội dung có giá trị, có liên quan và nhất quán để thu hút nhóm đối tượng và cuối cùng là thúc đẩy họ hành động.
Sở dĩ đây là công cụ Online Marketing đắc lực cho các Marketers bởi nó giúp tăng nhận thức về thương hiệu và tăng độ tín nhiệm của thương hiệu khi khách hàng tìm kiếm thông tin sản phẩm, ngoài ra nó cũng giúp thương hiệu của bạn được ưu tiên (Top of mind) trong tâm trí khách hàng với chi phí thấp.
Affiliate Marketing (quảng cáo liên kết) là hình thức quảng bá sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp thông qua các hình thức quảng cáo trực tuyến như Blog, Fanpage, Vlog,... của đối tác.
Những gì bạn cần làm là tạo một affiliate link cho sản phẩm, sau đó đăng lên website, chatbot, paid traffic, native ads,… hoặc bất cứ kênh nào mà bạn cho là hiệu quả. Với mỗi lượt mua hàng hoặc sử dụng sản phẩm thông qua đường link đó, bạn sẽ nhận được hoa hồng.
Email Marketing là hình thức truyền tải thông điệp thương mại (thông tin, bán hàng, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, chăm sóc…) cho một nhóm người thông qua email.
Để chiến dịch tiếp thị Email thành công, trước hết bạn cần xác định được nhóm khách hàng tiềm năng, những người quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ của bạn, sau đó, hãy chăm sóc họ bằng 1-2 email một tháng để họ không quên lãng bạn.
Tránh sử dụng nội dung bán hàng quá đà mà hãy tập trung tạo giá trị cho khách hàng.
Đây là một hình thức tiếp thị ngoại tuyến nhưng được đi kèm với các thiết bị điện tử.
Nếu bạn đi xem phim thì những màn hình chiếu các trailer phim bên ngoài phòng chiếu phim chính là một loại tiếp thị ngoại tuyến tăng cường.
Có ba loại phổ biến của Enhanced Offline Marketing:
Quảng cáo TV đã xuất hiện hơn nửa thế kỷ và cho đến bây giờ, nó vẫn là một kênh tiếp thị hiệu quả bởi đa số, người dân nông thôn đều có thói quen xem TV trong ngày.
Tuy nhiên với sự phổ biến gần đây của các giải bóng đá, quảng cáo TV càng được ưa chuộng với mức phí quảng cáo lên đến 1 tỷ đồng/phút cho trận đấu giữa Thái Lan và Việt Nam ở vòng loại World Cup 2022 (theo zingnews.vn)
Các loại phổ biến của TV Marketing là:
Mailchimp là một công cụ dùng để tạo và gửi mail hàng loạt đến người nhận có trong danh sách. Ngoài ra, nó còn cung cấp cho bạn một báo cáo đi từ chi tiết đến tổng thể kết quả của chiến dịch email marketing, tạo cơ sở để bạn chỉnh sửa và cải thiện chất lượng chiến dịch.
Một số đặc điểm nổi bật của MaillChimp:
GetResponse là giải pháp Email Marketing tích hợp hàng đầu được rất nhiều công ty lớn sử dụng. Không chỉ tạo nên những chiến dịch tiếp thị email nhanh chóng mà nó còn cho phép bạn sử dụng một số công cụ hữu ích như: Thiết kết Landing page, Automation,....
ActiveCampaign ngoài cung cấp các tính năng cơ bản giúp bạn xử lý email marketing thông thường, tạo chuỗi email tự động dựa trên tương tác của khách hàng, thì công cụ này còn tích hợp các dịch vụ online và hỗ trợ quản lý doanh nghiệp như: CRM, đào tạo trực tuyến (Webinars),...
Canva là cái tên không còn xa lạ gì với những "designer nghiệp dư" bởi sự tiện lợi và đa dạng của nó. Bạn chỉ cần chọn một trong rất nhiều template có sẵn của Canva và bắt đầu sự nghiệp thiết kế của mình thôi!
Freepik cho phép người dùng tiếp cận với hàng triệu ảnh vector, stock ảnh, PSD, icons miễn phí. Bạn cũng có thể đóng góp vào cộng đồng bằng cách tải những thiết kế của mình lên
DesignBold là công cụ thiết kế trực tuyến cho phép người dùng từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp tự thiết kế đơn giản. Website này cung cấp đầy đủ công cụ để chỉnh sửa vào tạo mới nhiều dạng thiết kế khác nhau như Facebook Cover, Facebook Ads, Flyer, Google Display Ads,....
Đây là sản phẩm đã giành giải quán quân cuộc thi Creative Business Cup Vietnam 2016 và nhiều cuộc thi trong - ngoài nước khác, gây tiếng vang lớn trong cộng đồng startup Việt.
Đây là công cụ quá quen thuộc với các digital marketer. Nó cho phép bạn biết những thông tin về số lượng người ghé thăm trang web của bạn, họ đến từ đâu, hành động của họ trên trang như thế nào, họ ở trên web bạn bao lâu....
KISSmetrics cho phép bạn theo dõi các sự kiện trên website và ai là người thực hiện những hành động đó. Chức năng nổi bật của công cụ này là:
Hotjar là một nền tảng thu thập phản hồi và phân tích hành vi người dùng trên trang web của bạn. Có thể nói, đây là một phần mềm có tích hợp đầy đủ tính năng cho phép bạn đo lường và đánh giá website.
Một số tính năng nổi bật của Hotjar: heatmap, bản thu video hành vi của người dùng, kênh chuyển đổi, thăm dò ý kiến phản hồi, khảo sát,....
Asana là công cụ giúp người dùng dễ quản lý các đầu việc mà không cần thông qua email. Công cụ này cho phép bạn tạo ra những không gian (workspace) riêng cho mỗi dự án, bao gồm tên dự án đầy đủ, deadline, thứ tự ưu tiên công việc, đính kèm file, ghi chú, inbox,....
Trello là một công cụ quản lý công việc thích hợp cho những dự án từ nhỏ đến lớn. Các tính năng nổi bật của Trello bao gồm: có thể phân chia công việc theo từng vị trí, tình trạng công việc, deadline, nhắc nhở,....
Nếu bạn quá mệt mỏi vì phải chuyển đổi từ ứng dụng này sang ứng dụng khác khi làm một dự án thì đừng lo, đã có Notion giúp bạn rồi đây. Công cụ này tích hợp những thứ bạn cần ở một nơi, bao gồm tài liệu, ghi chú, danh sách công việc, hình ảnh và nhiều hơn thế nữa.
Notion còn cho phép bạn tải lên các tài liệu từ các ứng dụng khác nhau như Google Docs, PDF, Drive, Excel, ghi chú từ Evernote, thậm chí là các tác vụ từ Trello hoặc Asana.
Ahref là một kho dữ liệu lớn (big data) như Google dùng để phân tích website đối thủ, nghiên cứu từ khóa mới, tăng traffic website, xây dựng backlinks,....
Hàng ngày, những con bọ Ahrefs hoạt động khắp các trang internet, thu thập thông tin của 6 tỉ trang mạng. Theo nghiên cứu, công cụ này chỉ đứng sau Google về việc cập nhật thông tin. Do đó, nó chắc chắn sẽ có ích cho bạn khi nghiên cứu đối thủ.
Zapier: Là một ứng dụng bên thứ ba cho phép kết nối 2 hay nhiều các ứng dụng khác lại với nhau. Điều đáng nói ở đây là mỗi khi bạn nhập một hành động vào thì nó sẽ tự lặp đi lặp lại hành động đó một cách tự động.
Buzzsumo là công cụ hỗ trợ tìm ý tưởng và chủ đề phổ biến với các Content Marketer.
Công dụng chính của nó là tìm và phân tích những nội dung nào đang nắm giữ vị trí đầu hoặc dẫn đầu trong thị trường, nội dung theo xu hướng,...
Nó cũng có thể định vị Influencers trong thị trường này để giúp bạn quảng bá content nếu biết cách.
Thực tế, không có một câu trả lời chính xác nào cho câu hỏi này, đặc biệt là tình hình thị trường hiện nay, các công cụ Digital Marketing đều có những vai trò quan trọng nhất định.
Do đó, cách tốt nhất là bạn hãy tự trả lời những câu hỏi sau:
Trong quá trình học hỏi, bạn nên bỏ túi những điều dễ khiến bạn bị chệch hướng dưới đây để tránh xa:
Đây là bước cơ bản nhất để triển khai một chiến dịch digital marketing và định hướng các đầu việc sau này. Do đó, bạn cần xác định mục đích của chiến lược này là gì: tăng độ nhận diện thương hiệu, tiếp cận khách hàng mới, tăng chuyển đổi....
Sau khi xác định được mục tiêu của chiến dịch, bạn cần định vị được nhóm khách hàng của mình: Họ là ai, độ tuổi tầm bao nhiêu, đặc điểm chung của họ là gì, hành vi tiêu dùng của họ là gì, suy nghĩ sâu kín (insight) của họ có thể là gì....
Từ đó, bạn có thể đưa ra thông điệp phù hợp để thu hút họ.
Họ là những doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và dịch vụ giống bạn, bao gồm hai loại:
Hiểu rõ đối thủ của mình, bạn có thể tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của họ để cải thiện dịch vụ của doanh nghiệp mình.
Đây là bước cực kỳ quan trọng trong chiến dịch digital marketing, nếu bạn dùng đúng kênh (nghĩa là bạn biết khách hàng của mình đang ở đâu), nó sẽ mang lại hiệu quả không ngờ với mức chi phí nhỏ
Giả sử khách hàng của bạn ở độ tuổi trẻ, có xu hướng dùng Instagram, nhưng bạn lại đổ hết ngân sách vào Google Ads, Facebook Ads,....thì chiến dịch của bạn chắc chắn sẽ không thu được kết quả như mong muốn.
Nếu bạn không thể lên chiến lược digital marketing và chọn cho mình những kênh phù hợp thì có thể tìm kiếm những Agency chuyên về các lĩnh vực này.
Sau khi đã triển khai các kênh tiếp thị một thời gian (khoảng 2-3 tháng), bạn phải kiểm tra hiệu quả hoạt động của chúng, xem xét phản hồi của khách hàng sau đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp cho chiến dịch.
Giả sử kênh Fanpage Facebook đang thu hút một lượng lớn quan tâm nhưng kênh Instagram lại không cho kết quả khả qua như thế thì bạn nên tập trung nguồn lực để nuôi dưỡng fanpage.
Với những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã hiểu được một cách khái quát “Digital Marketing là gì”.
Từ kiến thức đến áp dụng thực tiễn là một quá trình dài và gian nan, để rút ngắn lại thời gian tìm hiểu về Digital Marketing và cách ứng dụng của Digital Marketing vào công việc, bạn có thể tham khảo 2 khóa học chuyên sâu về Digital Marketing tại KTcity